Phân loại động cơ điện 3 pha, đặc tính và ứng dụng của từng loại

Phân loại động cơ điện 3 pha

Động cơ điện 3 pha là thiết bị quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và gia dụng. Việc phân loại động cơ điện 3 pha theo các tiêu chí khác nhau giúp hiểu rõ hơn về đặc tính và khả năng của từng loại. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại động cơ 3 pha, đặc điểm kỹ thuật và ứng dụng thực tiễn của chúng.

Phân loại động cơ động cơ điện 3 pha

Dưới đây sẽ các cách phân loại động cơ điện 3 pha một cách cụ thể, chi tiết và cũng nêu ra những ưu nhược điểm của từng loại, giúp bạn có thể so sánh giữa các động cơ điện 3 pha mà đưa ra lựa chọn phù hợp tùy theo nhu cầu sử dụng.

Phân loại động cơ điện 3 pha
Phân loại động cơ điện 3 pha

Phân loại động cơ điện 3 pha theo kích thước 

Phân loại động cơ điện 3 pha thì dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó kích thước là một trong những yếu tố quan trọng. Dựa trên kích thước, động cơ điện 3 pha thường được chia thành 3 loại chính:

Kích thước nhỏ

Động cơ điện kích thước nhỏ có kích thước gọn nhẹ, công suất thường không quá lớn, thường được sử dụng trong các thiết bị gia dụng như máy xay sinh tố, máy bơm nước nhỏ, quạt bàn, quạt treo tường hoặc máy móc công nghiệp nhỏ như quạt công nghiệp, máy bơm nước nhỏ.

Kích thước trung bình

Động cơ điện kích thước trung bình có kích thước vừa phải, được sử dụng rộng rãi trong các máy móc công nghiệp như băng tải, máy nâng hạ, máy nén khí.

Kích thước lớn

Động cơ điện có kích thước và công suất rất lớn, được sử dụng trong các máy móc công nghiệp nặng, nhà máy sản xuất, các ứng dụng yêu cầu mô-men xoắn lớn như máy nghiền đá, máy ép dầu, máy bơm nước công suất cao, máy nén khí công nghiệp, máy khai thác mỏ.

Phân loại động cơ điện 3 pha theo kích thước
Phân loại động cơ điện 3 pha theo kích thước

Phân loại động cơ điện 3 pha theo tốc độ

Phân loại động cơ điện 3 pha theo tốc độ quay thì được phân thành 4 loại cơ bản sau:

  • 2 cực (2 poles): Tốc độ quay khoảng 2800 – 3000 vòng/phút. Loại động cơ này có tốc độ cao nhất, thường được sử dụng trong các ứng dụng cần tốc độ cao như máy bơm, quạt gió, máy nén khí,…
  • 4 cực (4 poles): Tốc độ quay khoảng 1400 – 1500 vòng/phút. Loại động cơ này có tốc độ trung bình, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như máy móc công nghiệp, máy gia công, máy chế biến thực phẩm,…
  • 6 cực (6 poles): Tốc độ quay khoảng 900 – 1000 vòng/phút. Loại động cơ này có tốc độ trung bình, thường được sử dụng trong các ứng dụng cần mô-men xoắn cao như máy nghiền, máy trộn, máy nâng hạ,…
  • 8 cực (8 poles): Tốc độ quay khoảng 700 – 800 vòng/phút. Loại động cơ này có tốc độ thấp nhất, được sử dụng trong các ứng dụng cần mô-men xoắn rất cao như máy kéo, máy nghiền đá, máy ép,…
Xem thêm:  Cách tháo cánh quạt ly tâm đơn giản trong 7 bước

Phân loại động cơ điện 3 pha theo công suất

Công suất của động cơ điện 3 pha thường được đo bằng đơn vị kilowatt (kW) hoặc mã lực (Hp). Dưới đây là một số cấp công suất phổ biến:

Động cơ điện 3 pha công suất dưới 1kW

Được thiết kế cho các ứng dụng nhẹ và thiết bị nhỏ, thường là các thiết bị gia dụng, máy móc công nghiệp nhỏ, quạt gió nhỏ và hệ thống điều hòa không khí nhỏ. Giúp tiêu thụ điện năng thấp và giá thành hợp lý.

Động cơ điện 3 pha công suất từ 1kW đến 3.7kW

Phù hợp với nhiều ứng dụng công nghiệp bao gồm máy bơm nước, máy nén khí, quạt công nghiệp, thiết bị chế biến thực phẩm và máy móc công nghiệp vừa. Có ưu điểm là cân bằng được giữa hiệu suất và giá thành nên phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau.

Động cơ điện 3 pha lớn trên 3.7kW

Có mô-men xoắn cao, khả năng chịu tải lớn, phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao.

Được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp nặng như máy móc chế biến công nghiệp lớn, hệ thống bơm công suất cao, máy nén khí công nghiệp, thiết bị khai thác mỏ và dây chuyền sản xuất lớn.

Phân loại động cơ điện 3 pha theo công suất
Phân loại động cơ điện 3 pha theo công suất

Phân loại động cơ điện 3 pha theo ứng dụng

Động cơ điện 3 pha là một thiết bị phổ biến và đa năng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là phân loại ứng dụng của động cơ điện 3 pha theo một số lĩnh vực:

  • Trong sản xuất, động cơ điện 3 pha được dùng để vận hành máy móc đóng gói, sản xuất giấy, nhựa và nhiều ngành nghề khác.
  • Trong xây dựng, động cơ được sử dụng trong máy trộn bê tông, máy xúc, thiết bị nâng hạ,… Những thiết bị này giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao hiệu quả công việc và đảm bảo an toàn lao động.
Xem thêm:  Cập nhật giá máy đầm rung bê tông mới nhất 2024 tại Thành Thái Motor
Phân loại động cơ điện 3 pha theo ứng dụng
Phân loại động cơ điện 3 pha theo ứng dụng
  • Trong nông nghiệp, động cơ điện 3 pha được sử dụng cho máy bơm nước, máy cày, máy gặt, máy gieo hạt,… giúp nông dân giảm bớt sức lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả canh tác.
  • Ngành hóa chất cũng sử dụng động cơ điện 3 pha cho máy khuấy trộn, bơm hóa chất, nén khí,…
  • Động cơ điện 3 pha cũng góp mặt trong nhiều thiết bị gia dụng, từ máy nén khí trong điều hòa và tủ lạnh, đến hệ thống quay trong máy giặt và máy sấy quần áo,…

Phân loại động cơ điện 3 pha theo đặc tính cơ khí

Dựa trên cấu tạo và đặc tính của phần tử quay (rotor), phân loại động cơ điện 3 pha được chia thành như sau:

Động cơ điện 3 pha có rotor lồng sóc

Rotor lồng sóc bao gồm nhiều lớp thép bên trong lõi, với các thanh bằng đồng hoặc nhôm được xếp cách đều nhau. Các thanh này được nối với nhau ở hai đầu bằng vòng ngắn mạch. Nó có cấu tạo đơn giản, giá thành thấp và độ bền cao, vận hành ổn định nhưng khó điều khiển tốc độ.

Động cơ điện 3 pha có rotor quấn dây

Rotor được quấn dây giống như stator, với các cuộn dây được nối với nhau theo một cấu trúc nhất định. Có khả năng điều khiển tốc độ tốt, hiệu suất cao, mô men khởi động cao. Nhưng cấu tạo lại phức tạp, giá thành cao mà độ bền lại thấp hơn so với lồng sóc.

Phân loại động cơ điện 3 pha theo đặc tính cơ khí
Phân loại động cơ điện 3 pha theo đặc tính cơ khí

Động cơ điện 3 pha có lồng sóc kép

Rotor có hai lồng sóc, một lồng sóc bên trong và một lồng sóc bên ngoài. Lồng sóc bên trong có điện trở thấp, giúp động cơ có mô men khởi động cao. Còn lồng sóc bên ngoài có điện trở cao, giúp động cơ hoạt động hiệu quả ở tốc độ cao.

Xem thêm:  Những tác dụng của bulong chống rung motor bạn cần biết đến

Động cơ điện 3 pha đồng bộ

Được thiết kế với nam châm vĩnh cửu hoặc cuộn dây được kích từ. Rotor quay đồng bộ với từ trường quay của stator. Tốc độ đồng bộ với tần số dòng điện, hiệu suất cao và độ chính xác cao,thế nhưng nó khó khởi động, giá thành lại cao.

Động cơ điện 3 pha không đồng bộ

Có rotor quay chậm hơn từ trường quay của stator, có khả năng khởi động tốt, giá thành thấp nhưng tốc độ không đồng bộ với tần số dòng điện và hiệu suất thấp hơn so với động cơ đồng bộ.

Mua động cơ 3 pha ở đâu tốt và chất lượng?

Để tìm mua động cơ điện 3 pha chất lượng, bạn có thể liên hệ với các nhà sản xuất hoặc đại lý uy tín trong ngành. Các cửa hàng chuyên dụng về thiết bị điện hoặc các chuỗi cửa hàng điện máy lớn cũng là lựa chọn tốt.

Mua động cơ điện 3 pha ở đâu tốt và chất lượng
Mua động cơ điện 3 pha ở đâu tốt và chất lượng

Công ty Thành Thái Motor nổi tiếng là một nhà cung cấp đáng tin cậy với nhiều mẫu mã và kích thước động cơ điện 3 pha phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau. Thành Thái Motor cung cấp tư vấn chi tiết và dịch vụ bảo trì tận tâm, giúp bạn chọn lựa sản phẩm và duy trì hiệu suất tối ưu. Ngoài ra, khi mua sản phẩm ở Thành Thái bạn cũng sẽ yên tâm vì có chính sách bảo hành lên đến 24 tháng.

Để biết thêm thông tin, gọi ngay số điện thoại: 0909539175 để được tư vấn thêm.

Kết luận

Phân loại động cơ điện 3 pha giúp xác định loại động cơ phù hợp với từng ứng dụng cụ thể, từ công nghiệp đến gia dụng. Khi hiểu rõ đặc tính của từng loại động cơ không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất mà còn đảm bảo hiệu quả và độ tin cậy trong sử dụng.